3 Nguyên Nhân Dẫn Đến Tai Nạn Lao Động

Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết, bị thương nhiều người và tổn hại rất nhiều về tài sản. Vậy nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Tình hình tai nạn lao động đáng báo động ở nước ta

Theo báo cáo của 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 6 tháng đầu năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 3.349 vụ tai nạn lao động làm 3.450 người bị nạn. Trong đó: Khu vực có quan hệ lao động xảy ra 256 vụ TNLĐ chết người làm 274 người chết; Khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra 104 vụ TNLĐ làm 104 người chết; Số người bị thương nặng là 806 người; Nạn nhân là lao động nữ là 1.151 người. Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương… là 516 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là gần 518 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 49.438 ngày.

An toàn lao động là trên hết

Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là:

  • Lĩnh vực xây dựng chiếm 23,24% tổng số vụ tai nạn và 28,71% tổng số người chết.
  •  Lĩnh vực dịch vụ chiếm 12,35% tổng số vụ và 13,64% tổng số người chết.
  • Lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 10,08% tổng số vụ và 10,2% tổng số người chết.
  •  Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,22% tổng số vụ và 8,93% tổng số người chết.
  • Lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm 8,11% tổng số vụ và 8,26% tổng số người chết.

Như vậy thiệt hại về người và tài sản do mất an toàn trong lao động là rất cao và đang báo động. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, và từ đó xây dựng cho mình những cách bảo vệ chính bản thân mình khi tham gia lao động nhé.

>>Xem thêm:

Hợp đồng thuê người giúp việc.

Robot giúp việc.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động những có thể kể đến 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

Tai nạn lao động do yếu tố  môi trường

Cháy, nổ trong quá trình sản xuất

Bụi: dễ cháy là nguyên nhân chủ yếu trong những vụ hỏa hoạn tại khu công nghiệp. Mọi thứ từ thực phẩm, thuốc men hay hóa chất đều có nguy cơ cháy cao khi ở dạng bụi, đây là điều rất nguy hiểm nhưng lại thường bị người lao động chủ quan bỏ qua. Những loại bụi này nếu tiếp xúc với nguồn lửa có thể gây ra đám cháy nhỏ, nếu bụi tích tụ đủ nhiều sẽ làm nên một đám cháy lớn, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về nhà xưởng, tài sản, chưa kể tính mạng con người.

Hàn nóng: là công việc tạo ra tia lửa, cùng với vật liệu nóng chảy khiến nhiệt độ tăng cao, lên đến hơn 500 độ xê cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ trong sản xuất.

Chất lỏng và khí dễ cháy: thường là tác nhân kết hợp với những nguồn cháy, làm đám cháy lan nhanh chóng trên quy mô rộng, tăng thêm thiệt hại về người và tài sản.

Các thiết bị máy móc trong sản xuất: đặc biệt là thiết bị sinh nhiệt gia nhiệt độ cao và thiết bị cơ khí tạo ma sát, nếu không vận hành đúng cách sẽ trở thành tác nhân gây cháy.

Ngộ độc do hóa chất

Trong quá trình làm việc, người lao động tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, những lại không hay biết gì. Vì những chất độc sẽ gây hại một cách từ từ, chậm rãi, nên không nhìn thấy được. Các hóa chất gây độc hại như chì (có nhiều trong xăng, dầu), Acsen (có trong thuốc diệt chuột, chất là thủy tinh, đồ gốm), benzen (có trong dầu, sơn, kéo dán..).

Ví dụ như nhiễm độc chì: xảy ra khi in ấn, làm ắc quy. Tác hại của chì là làm rối loạn việc tạo máu, ít ngủ, nhứt đầu, gây suy hệ thần kinh. Nhiễm độc chì mãn tính có thể gây liệt các chi, gây tai biến mạch máu não, thiếu máu phá hoại tủy xương

Do máy móc và các trang thiết bị lao động xuống cấp

Máy không được hoàn chỉnh, các thiết bị thiếu an toàn do đã bị hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng bảo vệ an toàn lao động do làm việc quá tính năng cho phép. Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc vận hành của các thiết bị máy móc không kiểm soát được làm cho người lao động bị ảnh hưởng.

Sạc lở trong quá trình thi công

Thiếu các thiết bị âm thanh cảnh báo, ánh sáng, thiếu các thiết bị như áp kế, vôn kế, thiết bị chỉ các sức nâng của cần trục và độ vương tương ứng. Máy không được hoàn chỉnh, các thiết bị thiếu an toàn do đã bị hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng bảo vệ an toàn lao động do làm việc quá tính năng cho phép.

Các thiết bị máy móc đã hỏng nhưng vẫn còn sử dụng, các thiết bị đã bị rạn nứt, cong vênh, đứt gãy.

Do thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn

Trong môi trường lao động thì sẽ xuất hiện những khoảng không gian có thể gây nguy hiểm cho người lao động về tính mạng và sức khỏe, thường xảy ra những tay nạn sau:

Thiết bị ché chắn thô sơ, trong khai tác hầm mỏ là nguyên nhân gây sập hầm, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở các hầm mỏ.

Máy kẹp, cuộn quần áo và chân tay ở các thiết bị truyền động, các mảnh dụng cụ trong quá trình thi công bị bắn ra.

Bụi, hơi khí động do các máy gia công vật liệu gây ra gây ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa của con người.

Các bộ phận của máy móc hay đất, đá va đập vào con người trong các khu vực nguy hiểm.

Do sự cố tai nạn điện

Chập điện là nguyên nhân khá phổ biến trong các vụ cháy nổ tại nhà máy, khu công nghiệp, chủ yếu là do dây điện hở, điện bị quá tải, dây nối thêm không đúng kỹ thuật… , gây ra nhiều vụ cháy nổ, để lại hậu quả đáng tiếc. Nếu như dính phải dòng điện đang hở thì sẽ gây ra tác hại rất lớn, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của con người, thông thường là các trường hợp như sau: Các vỏ bọc dây điện bị rách trong quá trình lao động gây ra nhiễm điện, các đường điện cao thế gần khu vực lao động, các thiết bị máy móc bị hở điện.

Do thiếu ánh sáng

Việc thiếu ánh áng trong quá trình lao động khiến cho người điều khiển máy móc rất dễ bị mệt mỏi, gây ra phản xạ thần kinh chậm, lâu ngày làm giảm thị lực của người lao động, gây ra những chấn thương trong quá trình lao động.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ yêu gây ra những tai nạn lao động chúng tôi mong muốn rằng các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc hơn trong quá trình đảm vảo an toàn lao động và mỗi người công nhân phải nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động của mình.

Tai nạn lao động do người sử dụng lao động

– Người sử dụng lao động ở đây là các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư…có một bộ phận nhỏ chưa thực sự coi trọng công tác xây dựng và đảm bảo an toàn lao động, việc thực hiện còn mang tính hình thức, đối phó. Cụ thể:

  • Chưa trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động.
Huấn luyện, đào tạo về an toàn lao động chưa được chú ý ở một số tổ chức
  • Chưa kịp thời xây dựng, rà soát nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc. Để tình trạng người lao động sử dụng máy móc cũ, không đảm bảo an toàn.
  • Rất ít và dường như tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động còn qua loa, chưa chặt chẽ. Dẫn đến tâm lý người lao động cũng xem nhẹ vấn đề an toàn lao động, không chú tâm tới nhiều.

Tai nạn lao động do người lao động

  • Người lao động chủ quan không chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Người lao động chưa nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Không tham gia hoặc tham gia với thái độ đối phó khi có các chương trình huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, với những phân tích trên, người lao động cũng như người sử dụng lao động cũng đã nhận ra những nguyên nhân chính gây tai nạn lao động. Từ đó có thái độ đúng đắn hơn khi tham gia lao động, bảo vệ cho chính bản thân mình cũng là bảo vệ cho sự an toàn của gia đình và xã hội.