Hợp Đồng Thuê Người Giúp Việc Chuẩn Nhất

Giúp việc nhà là nghề đang rất phổ biến hiện nay và nhu cầu ngày càng tăng cao. Bên cạnh việc mức thu nhập cao, công việc ít đòi hỏi bằng cấp thì giúp việc cũng tồn tại những mặt tiêu cực. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động thì nên có hợp đồng thuê người giúp việc. Tránh thì trạng thỏa thuận miệng, gây ra những mâu thuẫn không tốt.

Vậy hợp đồng thuê người giúp việc là gì? Nó cần có những thông tin gì? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của giúp việc Việt Nam nhé.

Hợp đồng thuê người giúp việc là gì?

Hợp đồng thuê người giúp việc là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Hợp đồng thuê người giúp việc là căn cứ mang tính chất pháp lý khi các bên xảy ra tranh chấp

Nên ký kết hợp đồng thuê người giúp việc vì:

  • Trong quá trình làm việc của người giúp việc có thể nảy sinh nhiều vấn đề, cho nên nếu có hợp đồng lao động sẽ tạo ra yếu tố ràng buộc có lợi cho cả người đi làm, gia chủ. Chúng ta không bao giờ có thể nói trước hết các tình huống đó được. Và để không xảy ra những cái quá vô lý ảnh hưởng đến các bên chúng ta cần phải có hợp đồng để làm việc.
  • Tránh xảy ra trường hợp: người giúp việc không trung thực, người giúp việc nghỉ làm đột ngột không báo trước hay làm việc không giống như thỏa thuận…
  • Hạn chế khả năng gia chủ trả chậm lương, không trả lương đúng như thỏa thuận ban đầu, có hành vi bóc lột sức lao động…
  • Nếu có trung tâm giới thiệu việc làm thì sẽ có cam kết của trung tâm về chính sách giới thiệu rõ ràng, thời gian thử việc, chi phí và quyền lợi thỏa thuận cụ thể với gia chủ hay người lao động.
  •  Là căn cứ mang tính chất pháp lý khi các bên xảy ra tranh chấp về sau. Khi có hợp đồng đầy đủ các nội dung đã ghi ra thì các bên cứ tuân theo hợp đồng để làm việc. Tránh việc đến khi gặp vấn đề lại không có gì để làm cơ sở, cãi nhau phiền hà và mệt mỏi.

>>Xem thêm:

Robot giúp việc.

Giúp việc sinh viên.

Những nội dung bắt buộc của một Hợp đồng thuê người giúp việc

Nội dung hợp đồng thuê người giúp việc tùy thuộc ở mỗi gia đình, các trung tâm cung cấp dịch vụ người giúp việc nhà uy tín hay yêu cầu thêm của các bên liên quan. Thường thì mẫu hợp đồng thuê người giúp việc sẽ gồm 2 dạng:

  • Dạng hợp đồng chỉ có gia chủ và người đi làm
  • Dạng hợp đồng ngoài gia chủ, người đi làm còn có thêm trung tâm giới thiệu người giúp việc.

Về cơ bản, nội dung của cả 2 dạng hợp đồng thuê người giúp việc này đều có các thông tin cơ bản sau:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; thông tin cá nhân của người lao động; công việc và địa điểm làm việc;Thông tin của trung tâm môi giới nếu có.
  • Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có).
  • Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;
  • Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;
  • Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.
  • Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có).
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ tết, lễ.
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Hai mẫu hợp đồng thuê giúp việc thông dụng nhất

Tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Hợp đồng thuê người giúp việc chỉ có gia chủ và người đi làm

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chúng tôi, một bên là:

Ông/bà: ……………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ………………..……….. Dân tộc: Kinh ……………….……… Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: ……………………….. do Công an ……………………… cấp ngày …../…./………

Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………..

Và một bên là:………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ………………..……… Dân tộc: Kinh …………………………Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: ……………………do Công an ………………………… cấp ngày …../…./…………

Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………..

Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

Loại hợp đồng lao động: không xác định thời hạn/có xác định thời hạn là……………………..

Bắt đầu làm việc từ ngày …..  tháng ….. năm  ……………………………………………..…..

Thử việc: Không/có, thời gian:……………………………………………………………….…..

Đơn vị làm việc: Tại ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ nơi làm việc: …………………………………………………………………………….

Công việc phải làm: ……………………………………………………………………………..

Điều 2: Chế độ làm việc

Thời giờ làm việc:  ………………………………………………………………………………

Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: …………………………………………………..

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

Quyền lợi: ……………………………………………………………………………………….

Phương tiện đi lại, làm việc: …………………………………………………………………….

Mức lương chính hoặc tiền công: ……………….. đồng/tháng (………………).

Hình thức trả lương: ……………………………………………………………………………

Phụ cấp gồm: ……………………………………………………………………………………

Được trả lương và các ngày: ……………………………………………………………………

Những thỏa thuận khác: ………………………………………………………………………..

Nghĩa vụ: 

  • Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.

Chấp hành:

  • Bồi thường vi phạm và vật chất: …………………………………………………………

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

Nghĩa vụ:

  • Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
  • Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động.

Quyền hạn:

  • Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc….).
  • Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có) và khi người lao động vi phạm quy định về lao động như: ……………………………………………………………………………………………

Điều 5: Điều khoản thi hành

Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.

Hợp đồng lao động được làm thành ………….. bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày ……tháng ……… năm ……….

 

Người lao động                                                                                         Người sử dụng lao động

Người giúp việc nên từ bỏ thói quen thỏa thuận miệng khi làm việc

Hợp đồng thuê người giúp việc có gia chủ người đi làm và trung tâm giới thiệu việc làm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIỚI THIỆU NGƯỜI GIÚP VIỆC

Căn cứ vào nhu cầu mong muốn được đi làm của Người lao động.

Căn cứ vào yêu cầu các chủ lao động về việc tìm người giúp việc tại nhà.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của công ty giúp việc ……………….

Căn cứ vào Luật Lao động Việt Nam.

 Hôm nay, ngày… tháng… năm 20…

Chúng tôi gồm có:

BÊN A: Đại diện bên thuê người giúp việc

Ông/Bà: …………………………………………………………………………………………..

Số CMND: ……………………..  Cấp ngày: ……………… Cấp tại:……………….…………

Địa chỉ: ……………………………………………..……………………..…………..………….

SĐT: ………………………………………………………………………………………………………………………….

BÊN B: Công ty giúp việc ……………………..

Người đại diện: ……………………………………………. Chức vụ: …………………………

Tên thường gọi: ……………………………………………………………………………………………….…………

Số CMND: ………………………. Cấp ngày: …………….. Cấp tại:……………….…………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..…………

SĐT: ……………………………………………………………………………………………………………..………….

Bên C: Người đi làm giúp việc

Chị: ………………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày sinh : ………………………………………………………………………………………………………………………..

CMND: ……………………… Cấp ngày : ………………… Cấp tại : …………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………….

SĐT: ………………………………………………………………………………………………………………………………..

Các bên thống nhất ký hợp đồng với các nội dung sau:

Điều 1:  Điều khoản thống nhất chung

Với phí dịch vụ cho bên B là ………… . Người lao động sẽ được thử việc trong vòng … ngày nếu như sau … ngày bên A và người lao động không thỏa thuận được công việc thì bên B có trách nhiệm đổi người thứ 2 cho bên A hoặc bên B hoàn trả cho bên A số tiền là ……………

Mức lương cho người lao động: ………………………………………………………

Nếu đổi người thứ 2 mà 2 bên (bên A và bên C) vẫn không thỏa thuận được công việc với nhau thì bên B có trách nhiệm đổi người thứ 3 cho bên A hoặc bên B sẽ hoàn trả phí dịch vụ cho bên A số tiền là ………………..

Nếu đổi người thứ 3 mà 2 bên (bên A và bên C) vẫn không thỏa thuận được công việc với

nhau thì sẽ hết tiền phí dịch vụ là ………………

Thời gian đổi người trong vòng 1 tháng.

Trong thời gian thử việc, bên A có trách nhiệm trả lương theo ngày cho người giúp việc.

Người lao động mỗi tháng được nghỉ 1 ngày.

Người lao động làm hết 1 năm được hưởng 1 tháng lương thứ 13.

Điều 2:  Quy định chung cho người sử dụng lao động (bên A)

  • Luôn tôn trọng người lao động khi làm việc.
  • Trả lương đầy đủ, đúng ngày cho người lao động.
  • Phân công việc cụ thể cho người lao động: ……………………………………
  • Sắp xếp thời gian nghỉ cho người lao động.

Điều 3: Quy định cho công ty (bên B)

  • Có trách nhiệm cung cấp nhân thân lý lịch của người lao động cho bên A.
  • Tư vấn đầy đủ kiến thức, công việc cho người giúp việc biết được trước khi làm.
  • Sẽ có trách nhiệm giúp đỡ giải quyết những vướng mắc giữa bên A và người lao động gặp phải khi phát sinh trên cơ sở thực hiện hợp đồng.

Điều 4: Quy định chung của người giúp việc (bên C)

  • Xác định công việc của mình là một nghề được xã hội coi trọng.
  • Luôn làm việc tận tâm, thật thà, hiền lành, chăm chỉ.
  • Hoàn thành tốt mọi công việc được giao tại nơi làm việc.
  • Chịu trách nhiệm những công việc và những hành vi của mình tại nơi làm việc.

Điều 5: Điều khoản thi hành

  • Chúng tôi cam kết thực hiện theo đúng những điều khoản đã ký trong hợp đồng này. Nếu bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước các bên còn lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Hợp đồng này được chia làm 03 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
  • Hợp đồng này có hiệu lực bắt đầu kể từ khi hai bên (Bên A, bên B) ký hợp đồng thỏa thuận với nhau.
  • Hợp đồng này sẽ được kết thúc ngay sau khi thực hiện đủ hợp đồng.

ĐẠI DIỆN BÊN A                    ĐẠI DIỆN BÊN C                               ĐẠI DIỆN BÊN B

(Bên thuê)                                    (Người đi làm)                                  (Trung tâm giúp việc)

Một số điểm lưu ý trong hợp đồng thuê người giúp việc

Không bắt buộc phải thử việc

Điều 8 Nghị định 27/2017/NĐ-CP  không bắt buộc công việc giúp việc gia đình phải thử việc, tuy nhiên chủ sử dụng và người lao động vẫn có thể thỏa thuận trong hợp đồng về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian thử việc. Thời gian thử việc tối đa không quá 06 ngày làm việc.

Người giúp việc không cần phải thử việc

Chỉ được tạm hoãn hợp đồng trong một số ít trường hợp

Theo Điều 9 Nghị định 27/2017/NĐ-CP, người sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình chỉ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong 02 trường hợp:

  • Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ thời gian báo trước

Mỗi bên tham gia quan hệ lao động giúp việc gia đình đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, mỗi gia đình cũng như người lao động giúp việc gia đình không nên xem nhẹ hợp đồng lao động thuê người giúp viêc, bởi đây là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.