Tìm được một người giúp việc có kinh nghiệm, chịu khó và thật thà trở thành chuyện “không tưởng” đối với các gia đình sống tại các thành phố lớn hiện nay. Nhiều người giúp việc có những đòi hỏi thái quá, bỏ việc giữa chừng hay thậm chí trộm cắp. Vì vậy, để dễ dàng hơn trong cách ứng xử với người giúp việc, bạn nhất thiết phải ghi nhớ 7 cách quản lý người giúp việc của thế giới giúp việc dưới đây
Mục lục
Tại sao phải quản lý người giúp việc
Bỏ ra một số tiền không nhỏ để thuê người giúp việc, tuy nhiên không ít gia đình đã phải “ngậm ngùi từ giã việc thuê” người giúp việc để phụ giúp công việc nhà. Do không biết cách quản lý người giúp việc nên gây ra nhiều lãng phí và mâu thuẫn trong quá trình làm việc.
Một số rủi ro khi không quản lý chặt chẽ người giúp việc:
- Trộm cắp vặt trong nhà: đây là do bạn không chọn công ty giúp việc uy tín, không có bão lãnh từ công ty. Lý lịch người giúp việc không rõ ràng, đạo đức không tốt nên trong quá trình làm việc xảy ra các trường hợp mất cắp, lấy trộm đồ đạt.
- Làm biếng, làm việc không hiệu quả: nếu có chủ ở nhà thì làm việc chăm chỉ, những không có chủ thì lười biếng làm qua loa cho có lệ.
- Đòi tăng lương, đòi thưởng, đòi nghỉ vô lý.
- Làm việc không hiệu quả, không đạt yêu cầu.
- Người giúp việc gian lận, ăn chặn tiền khi đi chợ, mua sắm trong nhà.
- Người giúp việc nhiều chuyện, đi kể việc trong nhà cho hàng xóm.
Đó chính là những lý do, khiến bạn phải tìm hiểu cách quản lý người giúp việc. Đừng để người giúp việc trở thành nổi lo lắng cho bạn nhé.
7 cách quản lý người giúp việc hiệu quả
Chọn công ty giúp việc uy tín
Chọn trung công ty giúp việc uy tín và chuyên nghiệp là bạn đã đảm bảo được 1 nửa thành công khi thuê giúp việc rồi đó. Người giúp việc được trung tâm giúp việc giới thiệu đều đã được họ tuyển chọn kỹ càng. Ít nhất họ sẽ đảm bảo 2 yếu tố là: sức khỏe và có lý lịch tốt.
Chọn một công ty cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng sẽ được nhiều lợi ích hơn. Cụ thể họ sẽ có qui cách làm việc chuẩn chỉnh trước sau. Các nhân viên cũng được đào tạo bài bản với qui định đầu vào khắt khe. Việc này sẽ giúp cho người sử dụng dịch vụ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.
Ký hợp đồng thuê người giúp việc
Một cách hiệu quả để quản lý người giúp việc đó là ký hợp đồng thuê người giúp việc. Nên ký kết hợp đồng thuê người giúp việc vì:
- Trong quá trình làm việc của người giúp việc có thể nảy sinh nhiều vấn đề, cho nên nếu có hợp đồng lao động sẽ tạo ra yếu tố ràng buộc có lợi cho cả người đi làm, gia chủ. Chúng ta không bao giờ có thể nói trước hết các tình huống đó được. Và để không xảy ra những cái quá vô lý ảnh hưởng đến các bên chúng ta cần phải có hợp đồng để làm việc.
- Tránh xảy ra trường hợp: người giúp việc không trung thực, người giúp việc nghỉ làm đột ngột không báo trước hay làm việc không giống như thỏa thuận…
- Nếu có trung tâm giới thiệu việc làm thì sẽ có cam kết của trung tâm về chính sách giới thiệu rõ ràng, thời gian thử việc, chi phí và quyền lợi thỏa thuận cụ thể với gia chủ hay người lao động.
- Là căn cứ mang tính chất pháp lý khi các bên xảy ra tranh chấp về sau. Khi có hợp đồng đầy đủ các nội dung đã ghi ra thì các bên cứ tuân theo hợp đồng để làm việc. Tránh việc đến khi gặp vấn đề lại không có gì để làm cơ sở, cãi nhau phiền hà và mệt mỏi.
Sắp xếp thời gian biểu cho người giúp việc
Bạn nên sắp xếp ngay lịch chi tiết công việc cho đôi bên theo từng tháng, tuần cho đến ngày. Việc sắp xếp thời gian biểu đem lại rất nhiều lợi ích cho cả đôi bên:
- Bạn không phải tốn thời gian nói lại nhiều lần về những công việc nên làm cho người giúp việc. Không sợ lãng phí thời gian.
- Người giúp việc sẽ chủ động hơn trong công việc. Họ sẽ nhìn được những công việc mình cần làm ưu tiên là gì, công việc nào quan trọng sẽ làm trước, công việc nào chưa cần thiết sẽ để làm sau.
Nghiệm thu chất lượng và hiệu suất làm việc của người giúp việc
Nghiệm thu công việc sau khi người giúp việc hoàn thành công việc là vô cùng cần thiết. Bởi vì đây là những căn cứ chứng minh rằng người giúp việc có làm việc hay không? và họ làm việc như thế nào? Việc nghiệm thu cũng sẽ giúp cho những người giúp việc theo giờ không dám làm sai hoặc làm một cách không ” cố gắng”
Để nghiệm thu được tốt nên bắt đầu từ những nơi mà bạn yêu cầu họ làm việc, sau đó tiếp đến những khu vực khác kiểm tra kĩ càng từng ngóc nghách. Trong quá trình nghiệm thu công việc của người giúp việc, nếu làm việc không đạt thì nhắc nhở họ bắt họ làm lại cho đạt. Như vậy sẽ tạo thói quen cho người giúp việc, lần sau họ sẽ làm kỹ hơn và đến nơi đến chốn hơn.
Lắp camera giám sát người giúp việc
Nếu có điều kiện kinh tế tốt, bạn nên lắp camera tại nhà mình. Camera này không chỉ đảm bảo an ninh cho gia đình mà còn có thể giám sát các hành động của người giúp việc khi nhà không có ai. Tuy nhiên, việc giám sát cần phải khéo léo và tế nhị để đảm bảo sự thoải mái cho người giúp việc và tôn trọng quyền riêng tư của họ.
Trả công xứng đáng cho người giúp việc
Cũng giống như bao người khác, khi đi làm, người giúp việc chắc chắn luôn mong được nhận tiền công đúng với sức lực mình bỏ ra. Nhiều người giúp việc bức xúc với gia chủ trả công không xứng đáng nên bỏ việc giữa chừng để đến với gia đình chi trả cho họ mức lương tốt hơn. Do đó, bạn cần phải cho họ mức thu nhập xứng đáng để thể hiện sự ghi nhận công sức mà họ đã bỏ ra chăm lo cho gia đình bạn.
Mức lương giúp việc trên thị trường hiện nay dao động như sau;
- Giúp việc chuyên nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ và các công việc không tên trong gia đình: từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.
- Giúp việc trông trẻ: từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng/ tháng.
- Giúp việc trông người già: từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.
- Giúp việc nhà theo giờ: từ 40.000 – 60.000 đồng/giờ.
- Chăm em bé theo giờ: từ 40.000 – 60.000 đồng/giờ.
- Chăm sóc ông bà theo giờ: từ 45.000 – 60.000 đồng/giờ.
Đối xử tử tế với người giúp việc
Người giúp việc họ sống trong gia đình chủ nhà, cũng không khác gì là một thành viên trong gia đình, điều đó các bạn chủ nhà nên đối sử với họ một cách thân thiện, đừng quá phân biệt. Vì chúng ta đối tốt với họ, họ cũng đối tốt với chúng ta mà thôi. Thái độ của bạn đối với người giúp việc chính là điều quan trọng nhất để họ không có những hành động làm bạn khó xử.
Bên cạnh đó đối xử đúng mực với người giúp việc vừa giúp bạn giữ chân được người giúp việc, gia tăng tình cảm của họ với gia đình bạn, đồng thời cũng giáo dục con trẻ một cách tốt nhất.
Bạn cần quan tâm đến tâm trạng của họ, nếu cảm thấy họ không vui hoặc mệt mỏi bạn có thể chia sẻ và hỏi han về đời sống cũng như công việc của họ. Điều này giúp bạn hiểu rõ ràng hơn về hoàn cảnh sống, gia đình, các mối quan hệ của người giúp việc đồng thời cũng khiến cho họ cảm thấy không đơn độc, được quan tâm, có động lực và tận tụy hơn khi làm việc.
Như vậy thông qua 7 cách quản lý người giúp việc trên mà thế giới giúp việc chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có những cách quản lý người giúp việc của mình hiệu quả và phù hợp nhất nhé.