Trong tư tưởng của đa số chúng ta, ôsin là tầng lớp thấp kém, chuyên làm việc nhà, là chân sai vặt trong nhà. Tuy nhiên, quan niệm về nghề ôsin này hoàn toàn sai lầm. Ôsin cũng cũng là một nghề được công nhận và có giá trị trong xã hội.
Ôsin là ông nội là một khía cạnh khác của ôsin, nó thể hiện sự đấu tranh của những người làm ôsin khi bị chủ nhà ức hiếp. Nội dung của bộ phim hài này như thế nào? Hãy cùng giúp việc Việt Nam theo dõi qua bài viết dưới đây.
Nhân vật chính của vở hài ôsin làm ông nội
Ôsin là ông nội thuộc thể loại: Hài – Kịch.
Nhân vật chính là 3 danh hài nổi tiếng:
- Hoài Linh: Trong vai Miền là ôsin.
- Trường Giang: Trong vai Cực là ôsin.
- Chí Tài: Trong vai Lạc là ông chủ.
Tên của 3 nhân vật được xây dựng mang yếu tố hài hước vì ghép lại là Miền-Cực-Lạc.
>>Xem thêm:
Nội dung chính của vở hài ôsin làm ông nội
Chuyện kể về một gia đình có 1 người chủ tên là Lạc, sống cùng với 2 người osin tên là Miền và Cực. Lạc đã lớn tuổi những vẫn chưa lập gia đình. Điều này làm ba, mẹ ở dưới quên rất phiền lòng và lo lắng. Lúc nào gọi điện lên hỏi thăm cũng đề cập tới vấn về lấy vợ của Lạc, làm cho Lạc cảm thấy rất áp lực. Mà nguyên nhân chính dẫn đến lý do Lạc chưa lập gia đình được đó là 2 người osin Miền và cực cản trở.
Nhắc đến Miền và Cực đây là 2 osin làm việc đã rất lâu ở nhà Lạc, từ khi Lạc còn chưa sinh ra đời. Khi ba, mẹ của Lạc về quê sống thì rất muốn giữ 2 người osin này lại chăm sóc cho Lạc, nên đã căn dặn Lạc là không được đuổi việc họ. Mặc dù Lạc không thích Miền và Lạc nhưng do đây là ước nguyện của ba, má nên Lạc miễn cưỡng để hai người ở lại làm osin trong nhà.
Về phầm của Miền và Lạc hai osin này quả thật là hại não người khác. Cả hai đều nói nhiều, làm việc không hiệu quả, có tật nhiều chuyện rất thích đi bêu xấu cậu chủ Lạc với người khác đặc biệt là với người yêu của cậu chủ. Đấy chính là lý do khiến cậu chủ Lạc không có người yêu. Ngoài ra hai người này làm việc rất hậu đậu, không nên việc. Suốt ngày gây chuyện, khiến cho cậu chủ Lạc hết sức đau đầu.
Ví dụ như là Cực đi rửa chén và bình ly thì làm đổ, bể hết. Khi cậu chủ hỏi lý do tại sao thì lại không nhận lỗi mà đổ lỗi do chuột. Lạc cho rằng chén bát từ cát bụi mà ra nên osin có trách nhiệm cho chúng về với cội nguồn cát bụi của chúng. Tính của Lạc nói chuyện rất dông dài, không đi vào chủ đề chính. Mỗi lần nói chuyện với Cực là Lạc muốn phát điên lên.
Một hôm, cậu chủ Lạc sai Cực đi tặng hoa cho cửa hàng khai trương của bạn gái. Lạc bận dọn dẹp nhà cửa nên nhờ Miền đi thay. Miền không biết chữ nên đi tặng hoa mừng khai trương mà ghi nguyên dòng chữ “ngàn thu an giấc”. Khiến cho cậu chủ Lạc hết sức mất mặt và tức giận. Cậu phải gọi điện xin lỗi người yêu rối rít, trong khi đó Miền cũng thấy có lỗi giật điện thoại của cậu chủ xin lỗi thay và tỏ tình dùm cậu chủ. Những xui cho Miền, người nghe máy không phải người yêu cậu chủ. Rốt cuộc Miền và Cực bị cậu chủ mắng cho tơi tả.
Lạc tức giận bỏ ra ngoài, Cực với Miền ở lại trong căn phòng. Hai người nhìn nhau và nghĩ về số phận của mình không nhà, không cửa, nếu cậu chủ đuổi việc thì không có nơi nào để đi. Đang buồn rầu thì người yêu của cậu Lạc đến tìm. Vì cay cú cậu Lạc suốt ngày la mắng và không chịu tăng lương nên Miền và Cực đã giả làm ông nội và ba của Lạc để nói xấu, bêu rếu cậu chủ. Làm cho người yêu của cậu Lạc vô cùng tức giận. Khi Lạc về bị người yêu la mắng xối xả. có giải thích cũng không nghe và bắt xin lỗi hai người osin. Lạc phải làm theo trong miễn cưỡng.
Kết thúc vở hài Ôsin là ông nội là sự thỏa mãn của Miền và Cực vì ký được hợp đồng chia tài sản là một ngôi nhà nhỏ để dưỡng lão. Hai người vui sướng hân hoang và chúc phúc cho cậu chủ Lạc. Còn cậu chủ do bị lừa nên khó chịu ra mặt nhưng không biết phải làm sao.
Phản hồi của kháng giả về vở hài kịch Ôsin làm ông nội
Vở hài Ôsin là ông nội hiện đang chiếu trên youtube với 3.450.675 lượt xem và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ kháng giả.
Vở hài kịch Ôsin làm ông nội, cùng với lỗi diễn xuất tự nhiên hóm hỉnh của 3 danh hài mang đến tiếng cười sảng khoái cho kháng giả. Thông qua đó giúp chúng ta hiểu rằng, Ôsin cũng là một nghề chân chính và có giá trị trong xã hội. Sống là phải biết tôn trọng người khác, có như vậy mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.